Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp

Trang chủ»Dịch vụ»Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

I. Thành lập Công ty là thủ tục hành chính được thực hiện tại sở kế hoạch đầu tư bao gồm các bước:

(1) Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty; 

(2) Nộp hồ sơ thành lập công ty;

(3) Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(4) Khắc dấu để công ty chính thức đi vào hoạt động.

Công ty Tư  vấn  thuế Nguyên Anh có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh công ty tại Hưng Yên, cùng với đội ngũ cộng tác viên tại các tỉnh thành phố như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định, Hải Phòng (phía Bắc) và Hồ Chí Minh (phía Nam), chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho quý khác hàng có nhu cầu tại các tỉnh thành phố nêu trên.

Ngoài ra, với các khách hàng muốn thành lập doanh nghiệp tại các tỉnh/thành phố khác chúng tôi vẫn có thể cung cấp dịch vụ thành lập công ty với điều kiện khách hàng cần trực tiếp đi nhận kết quả, các công việc trong quá trình thành lập công ty chúng tôi sẽ làm toàn bộ cho khách hàng.

TLDN 1

II. Thủ tục thành lập công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp đầu tiên mà mọi cá nhân, tổ chức cần thực hiện chính là xác định loại hình công ty. Việc làm này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mọi người nên cân nhắc và xác định cho mình một loại hình phù hợp.

 

Theo Luật doanh nghiệp ban hành, có 5 loại hình công ty chính gồm:

(i) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Đây là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó được chia thành hai loại hình nhỏ là:

– Công ty TNHH một thành viên

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên

(ii) Công ty Cổ phần

Loại hình doanh nghiệp này được thành lập bởi vốn của nhiều cá nhân/tổ chức. Số vốn góp sẽ được quy đổi bằng cổ phần và người góp vốn sẽ được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần bắt buộc có số cổ đông tối thiểu là 3 người. Thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng tương tư như các loại hình công ty khác, chỉ khác một số hồ sơ chuẩn bị.

(iii) Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn, tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp ý, không được phát hành chứng khoán, không được góp vốn, mua cổ phần của Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

(iv) Công ty hợp danh

Tại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh ít được nhắc đến. Loại hình công ty này phải có ít nhất 2 hai chủ sở (thành viên hợp danh) cùng kinh doanh bằng một tên gọi. Sau khi hoàn tất thành lập doanh nghiệp, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, điểm bất cập của loại hình này là không được phát hành chứng khoán.

Đối với mỗi loại hình công ty, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, quý khách hàng hãy xem xét dựa trên định hướng phát triển của công ty để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

 

Bước 2: Chọn tên khi thành lập công ty hoặc thành lập doanh nghiệp

Mọi người dành rất nhiều tâm huyết, công sức khi đặt tên cho công ty. Có người lựa chọn theo sở thích, có người lựa chọn theo phong thủy, lại có người lựa chọn theo một ý nghĩa ẩn dụ nào đó. Tuy nhiên dù lựa chọn theo bất kỳ ý đồ nào thì điều kiện bắt buộc vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Đặt tên công ty nghe có vẻ đơn giản, vậy nhưng đây lại là thủ tục thành lập công ty khiến không ít cá nhân, tổ chức đau đầu.

Lưu ý khi đặt tên công ty/doanh nghiệp:

 

– Loại hình công ty:

 

Như đã trình bày ở mục trên, loại hình công ty sẽ là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Hoặc quý khách hàng cũng có thể sử dụng tên viết tắt của loại hình như: Công ty TNHH (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn), Công ty CP (đối với Công ty Cổ phần)…

 

– Tên riêng:

 

Quý khách hàng có thể sử dụng tên của bản thân, chữ số, ký hiệu hoặc tên bất kỳ được ghép từ bảng chữ cái tiếng Việt để đặt tên công ty (miễn không trùng lặp).

Ví dụ: Đối với thủ tục thành lập Công ty TNHH Nguyên Anh

Tên công ty này đạt yêu cầu vì có đầy đủ cả loại hình công ty và tên riêng. Loại hình công ty ở đây là: Công ty TNHH. Còn tên riêng là: Nguyên Anh.

 

Tên công ty sẽ bị từ chối khi thành lập công ty nếu:

 

– Bị bị trùng lặp với những công ty đã đăng ký

– Dễ gây nhầm lẫn;

– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên nhãn hiệu của bên thứ 3 đã được bảo hộ trước thời điểm thành lập doanh nghiệp;

– Có các yếu tố trái với thuần phong mỹ tục

– Sử dụng từ ngữ có tính chất bạo động, vi phạm văn hoá, lịch sử

– Sử dụng tên của lực lượng quân đội, vũ trang, công an, cơ quan nhà nước (trừ trường hợp được cho phép)

 

Tên công ty viết tắt và tên nước ngoài

 

Ngoài các yếu tố trên, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam, quý khách hàng còn được yêu cầu ghi tên công ty tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tuy nhiên nó không bắt buộc, nên quý khách hàng có thể thực hiện hoặc không. Trường hợp nếu quý khách hàng thực hiện cần lưu ý:

 

– Tên công ty bằng tiếng nước ngoài:

Thông thường ở Việt Nam quý khách hàng sẽ điền bằng tiếng Anh. Tên công ty nước ngoài sẽ được dịch từ tên tiếng Việt. Khi dịch, tên riêng của công ty có thể để nguyên. Khi sử dụng tên nước ngoài, công ty cần phải in hoặc viết lên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu phát hành. Khổ chữ in sẽ nhỏ hơn tên tiếng Việt.

 

– Tên công ty viết tắt:

Dựa trên tên chính bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, quý khách hàng sẽ lựa chọn tên viết tắt cho doanh nghiệp mình.

 

Bước 3: Đăng ký địa chỉ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp, công ty

 

Quy định tại điều 43 Luật Doanh nghiệp, trụ sở chính là địa điểm liên lạc của công ty. Thông tin trụ sở phải được xác định rõ thôn/xóm/số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

Trụ sở chính quý khách hàng khai trong thủ tục thành lập công ty phải có quyền sử dụng hợp pháp. Điều đó có nghĩa, quý khách hàng sẽ phải là chủ sở hữu địa điểm đăng ký trụ sở. Hoặc trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn… cần phải có hợp đồng theo đúng pháp luật.

 

Một vấn đề nữa liên quan đến trụ sở chính khi thực hiện thủ tục mở công ty mà Luật Hoàng Phi hay nhận được chính là vấn đề  chung cư. Trên quy định, các chung cư dùng để ở sẽ không được quyền làm trụ sở công ty. Trừ trường hợp tầng trệt, từng 1, tầng 2… chung cư được chủ đầu tư xin phép xác định là có chức năng kinh doanh.

 

 

Bước 4: Đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp

 

Quay trở lại vấn đề chính trong mục này là vốn điều lệ. Mọi người có thể hiểu đơn giản vốn điều lệ là số tiền mà chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp vào khi thành lập công ty, hoặc cam kết góp vào theo thời gian quy định rõ trong Điều lệ. Vốn điều lệ được xem là cơ sở để phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông góp vốn. Tất nhiên, đối với những công ty như trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu sẽ phải góp 100% vốn điều lệ.

 

Vốn điều lệ còn là yếu tố tác động đến thuế môn bài mà công ty sẽ phải đóng với cơ quan nhà nước. Do vậy, quý khách hàng không nên chọn bừa bãi một số vốn điều lệ.

 

Bước 5: Quyết định người đại diện theo pháp luật công ty

 

Trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ cần phải kê khai người đại diện theo pháp luật là Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Các quy định về người đại diện theo pháp luật được nêu rõ tại Điều 13, 14, 15, 16 Luật Doanh nghiệp. Theo đó:

– Người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện nhưng phải xuất cảnh khỏi Việt nam sẽ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác.

– Người đại diện có quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty trước pháp luật.

– Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, người đại diện theo pháp luật sẽ cần phải có những điều chỉnh đặc biệt.

TLDN2

VI. Hồ sơ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp không thể thiếu việc chuẩn bị hồ sơ. Đối với mỗi loại hình công ty, quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng. Do đó, trước khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần…vv, quý khách hàng nhớ xác định rõ loại hình doanh nghiệp.

 

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn)

– 1 Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định

– 1 Bản điều lệ công ty (Chúng tôi sẽ hỗ trợ nếu quý khách hàng không rõ vấn đề này)

– 1 Bản danh sách thành viên (Ghi rõ Họ tên; Giới tính; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMTND hoặc Hộ chiếu; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Số vốn góp; Chức vụ trong công ty (nếu có))

– Nếu thành viên là cá nhân sẽ phải photo CMTND/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (1 bản)

– Nếu thành viên là tổ chức sẽ phải photo chứng thực giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương (1 bản)

 

Hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần

– 1 Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định

– 1 Bản điều lệ công ty (Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ nếu quý khách hàng không rõ vấn đề này)

– 1 Bản danh sách cổ đông sáng lập (Ghi rõ Họ tên; Giới tính; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMTND hoặc Hộ chiếu; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Số vốn góp; Chức vụ trong công ty (nếu có))

– Nếu cổ đông là cá nhân sẽ phải photo chứng thực CMTND hoặc hộ chiếu (1 bản)

– Nếu cổ đông là tổ chức sẽ phải photo chứng thực giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương (1 bản)

– Nếu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải photo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Với việc hoàn thiện những hồ sơ nêu trên, thủ tục thành lập công ty của quý khách hàng đã thành công một nửa.

 

Hồ sơ thành lập Công ty hợp danh

– 1 Giấy đề nghị thành lập công ty kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định

– 1 Bản điều lệ công ty hợp danh (Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ nếu quý khách hàng không rõ vấn đề này)

– 1 Bản danh sách thành viên (Ghi rõ Họ tên; Giới tính; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMTND hoặc Hộ chiếu; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Số vốn góp; Chức vụ trong công ty (nếu có))

– 1 Bản sao hộ chiếu hoặc CMTND thành viên

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

– 1 Giấy đề nghị thành lập công ty kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định

– 1 Bản sao CMTND/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu chủ doanh nghiệp tư nhân

 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

– 1 Giấy đề nghị thành lập công ty kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định

– 1 Bản sao CMTND/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu chủ doanh nghiệp tư nhân

 

TLDN3

 

VII. Thành lập Công ty, thành lập doanh nghiệp sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ thành lập công ty

 

Bước 2: Tư vấn các bước thành lập công ty phù hợp với yêu cầu khách hàng

 

Bước 3: Quý khách hàng ủy quyền cho Công ty Tư vấn thuế Nguyên Anh thực hiện các thủ tục thành lập công ty.

Chúng tôi có thể đại diện khách hàng thực hiện những thủ tục liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ phải ủy quyền cho chúng tôi. Sau đó, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ theo yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhận kết quả.

 

Bước 4: Bàn giao kết quả thành lập công ty, hồ sơ gốc tận nơi cho khách hàng.

Khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty, Công ty Tư vấn thuế Nguyên Anh sẽ bàn giao kết quả, hồ sơ lại quý khách hàng. Đồng thời, tiến hành nộp tờ khai thuế thay khách hàng (trong trường hợp khách hàng yêu cầu). Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến in hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai… Tư vấn thuế Nguyên Anh đều sẽ hỗ trợ tận tình.

 

Thời gian thành lập công ty/thành lập doanh nghiệp bao lâu?

Thời gian thành lập công ty sẽ được chia thành từng giai đoạn thực hiện công việc và dựa vào gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh hay chậm do khách hàng quyết định. Thông thường, thời gian thực hiện thành lập công ty được tính như sau:

– Thời gian soạn thảo hồ sơ: 01 ngày làm việc

– Thời gian nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký: 01 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ từ khách hàng.

– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ;

– Thời gian khắc dấu công ty: 01 ngày làm việc

– Thời gian công bố thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia: 01 ngày làm việc

Như vậy, tổng thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp trung bình sẽ mất khoảng từ 05-07 ngày làm việc.

 

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt Nam?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:

– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

 Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

 Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 – Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh.

 

 

 

Tìm kiếm bài viết

Thông tin liên hệ

  • Tầng 7, Toà nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • [email protected]
  • 088 869 8569