QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG CÓ PHẢI LÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT KHÔNG?

Trang chủ»Hỏi đáp»GIAO DỊCH LIÊN KẾT»QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG CÓ PHẢI LÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT KHÔNG?

QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NGÂN HÀNG CÓ PHẢI LÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT KHÔNG?

Câu hỏi: Năm 2021, chúng tôi có vay vốn của Ngân hàng. Các khoản vay của chúng tôi với ngân hàng là các khoản vay ngắn hạn, nợ gốc phải trả cuối kỳ, được thế chấp bởi quyền đòi nợ được hình thành khi doanh nghiệp bán hàng cho một doanh nghiệp khác. Tổng giá trị các khoản vay tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Công ty chúng tôi vượt trên 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong năm 2021, chúng tôi không có khoản vay trung và dài hạn. Vậy quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng có nằm trong đối tượng áp dụng điểm d khoản 2 điều 5 của nghị định số 132/2020/NĐ-CP hay không?

 

Trả lời:

- Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

+ Tại khoản 2 Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh:

“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

+ Tại điểm d khoản 2 Điều 5 quy định về các bên có quan hệ liên kết:

“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

…d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”

- Căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

+ Tại khoản 2 Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh:

“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

+ Tại điểm d khoản 2 Điều 5 quy định về các bên có quan hệ liên kết:

“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Trường hợp doanh nghiệp đi vay phát sinh khoản vốn vay chiếm ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn thì doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

 

Nguồn: Hỏi đáp Bộ tài chính.

 

 

 

Tìm kiếm bài viết

Thông tin liên hệ

  • Tầng 7, Toà nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • [email protected]
  • 088 869 8569