Cá nhân có thu nhập từ hai nơi có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN không?

Trang chủ»Hỏi đáp»THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN»Cá nhân có thu nhập từ hai nơi có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN không?

Cá nhân có thu nhập từ hai nơi có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN không?

Câu Hỏi:

Tôi ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty A, đóng BHXH, BHYT, BHTN tại công ty A, lương hàng tháng ở công ty A là 12 triệu đồng. Tôi có làm thêm ở công ty B lương hàng tháng là 1,5 triệu. Tổng thu nhập 1 tháng của tôi là 13,5 triệu đồng. Xin cho hỏi theo mức thu nhập như trên tôi phải kê khai quyết toán thuế TNCN như thế nào? Tôi có được ủy quyền cho công ty kê khai quyết toán không?.

 

Trả lời:

- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:

+ Tại khoản 2 Điều 2 các khoản thu nhập chịu thuế:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác…”

 

+ Tại Điều 7 căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:

“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.

b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.

c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân,...

3. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó...”

 

+ Tại khoản 2 Điều 8 xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế...”

 

+ Tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:

“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân...”

 

Căn cứ các quy định trên:

- Trường hợp độc giả có mức thu nhập tại công ty B là 1,5 triệu, như vậy tại công ty B, độc giả không phải tạm khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.

- Trường hợp của độc giả có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công ở 2 nơi, khi thực hiện quyết toán thuế TNCN thì thu nhập tính thuế TNCN được xác định bằng tổng thu nhập chịu thuế TNCN ở 2 nơi nêu trên trừ (-) các khoản giảm trừ theo quy định và được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân.

- Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một công ty, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế. Như vậy độc giả không được ủy quyền cho công ty nào quyết toán thay mà phải trực tiếp khai và nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

 

 

 

Tìm kiếm bài viết

Thông tin liên hệ

  • Tầng 7, Toà nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • [email protected]
  • 088 869 8569